Viêm tai giữa ở trẻ em

Leave a Comment
Nhưng không sao, bệnh này thường hết sau vài ngày và mặc dầu có thể bị đi bị lại, đa số các em đều hết bị bệnh này khi đến tuổi đi học, tức 5-6 tuổi. Triệu chứng Tai giữa là phần tai nằm bên trong, sau màng nhĩ. Do đó, chúng ta rất khó hình dung và tin được con mình đang bị nhiễm trùng phần này. Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi không thể nói cho chúng ta biết em đang bị đau tai. Cha mẹ cần để ý để có thể nhận ra những triệu chứng nơi em bé như: - Tự kéo tai như đang có gì khó chịu ở đó. - Khóc nhiều hơn bình thường. - Khó ngủ hơn. - Không phản ứng khi nghe tiếng động. - Gây gổ, khó chịu hơn bình thường. - Sốt, nhức đầu. - Chảy mủ lỗ tai. Nguyên nhân Bệnh viêm tai giữa thường bắt đầu từ một cơn cảm khiến cho phần tai giữa bị sưng lên, nước nhầy tụ lại sau màng nhĩ. Viêm tai giữa cũng có thể do phần ống thông giữa và mũi (eustachian tubes) bị sưng và nghẹt. Ống thông này có nhiệm vụ làm áp suất phía trong và phía ngoài tai cân bằng nhau. Ở trẻ em, ống thường ngắn và hẹp, khiến nước nhầy tiết ra dễ bị giữ lại nơi tai giữa khi ống này bị sưng và nghẹt do bệnh cảm. Ngoài ra, cục "thịt dư" ngay phía trên họng, sau mũi, cũng có thể ảnh hưởng đến chuyện viêm tai. Cục "thịt dư" này bình thường có nhiệm vụ sản xuất bạch huyết cầu để chống nhiễm trùng, nhưng đôi khi chính chúng cũng bị nhiễm trùng và sưng to lên làm nghẽn ống thông tai. Nhiễm trùng cục "thịt dư" này cũng có thể lan ra ống thông. Sau cùng, hệ thống miễn nhiễm của trẻ em còn yếu, do đó các em dễ bị mắc bệnh hơn người lớn, nhất là bệnh cảm và viêm tai giữa. Những yếu tố khiến trẻ mắc bệnh Tuổi: trẻ em từ 6 - 18 tháng dễ bị bệnh nhất. Trẻ từ 4 tháng tuổi cũng dễ mắc bệnh. Nhà giữ trẻ: trẻ em nơi các nhà giữ trẻ dễ bị nhiễm trùng hơn các em ở nhà. Không khí thở không trong sạch: trẻ em ở nơi có khói thuốc lá hay nơi không khí ô nhiễm dễ bị bệnh. Tiền sử gia đình: nếu trong gia đình có người dễ bị nhiễm trùng tai, các em cũng dễ bị hơn. Dòng giống: người da đỏ và người Eskimo từ Alaska hay Canada dễ bị viêm tai hơn người da trắng. Cách nằm bú: các em bé nằm bú dễ bị viêm tai hơn các em được đỡ cho đầu cao lên trong khi bú. Theo mùa: các em dễ bị viêm tai vào mùa thu và mùa đông hơn. Viêm tai giữa ở trẻ em - 1 Viêm hay nhiễm trùng tai giữa là một bệnh khá thông thường của trẻ em Khi nào nên gọi bác sĩ Viêm tai không phải là một trường hợp khẩn cấp nhưng nó làm cho trẻ rất khó chịu. Ở những trẻ lớn hơn, trẻ có thể bị đau nhức tai rất nhiều, không thể ngủ được. Trong trường hợp này, bạn nên gọi bác sĩ. Ở những trẻ dưới 2 tuổi, khi mới hết cảm mà trở nên quá khó chịu, gây gổ, bạn nên nghĩ tới viêm tai và mang trẻ đi khám bệnh. Bạn cũng nên mang trẻ đi khám ngay nếu thấy mủ hay máu chảy ra từ tai các trẻ, vì có thể trẻ đang bị thủng màng nhĩ. Nếu trẻ đã được định bệnh là viêm tai giữa và không bớt bệnh sau vài ngày, bạn nên gọi bác sĩ. Biến chứng Đa số các trường hợp viêm tai đều tự khỏi sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên nếu căn bệnh kéo dài, có thể đưa đến những biến chứng sau: Không nghe rõ: chất nhầy tụ lại sau màng nhĩ khiến các em nghe không rõ được, do tín hiệu nghe khó được màng nhĩ và chuỗi xương trong tai truyền đi trong môi trường nước. Các em có thể bị mất thính lực tới 25 decibels, giống như tai bị nhét giẻ vậy. Mất thính lực lâu dài: nước nhầy tụ sau màng nhĩ sẽ dần dần hết đi. Tuy nhiên, trong vài trường hợp, nước này có thể vẫn tồn tại nơi tai giữa một thời gian dài và có thể đưa đến phá hư màng nhĩ và chuỗi xương dẫn âm thanh. Thủng màng nhĩ: trong thời gian tai bị viêm, nước nhầy và mủ có thể tích tụ rất nhiều trong tai giữa và đè lên màng nhĩ khiến bệnh nhân bị đau tai rất nhiều. Đôi khi sức ép của khối nước này làm màng nhĩ rách và nước mủ sẽ chảy ra tai ngoài. Tuy nhiên, nếu màng nhĩ bị rách nhiều lần và không lành, bệnh nhân sẽ bị chứng thủng màng nhĩ cần phải mổ vá lại. Viêm xương chẩm (mastoiditis): bệnh viêm tai không được chữa lâu ngày sẽ đưa đến viêm xương chẩm, tức phần xương sọ nằm ngay sau tai. Viêm màng não hay các phần khác của đầu. Chứng này hiếm khi xảy ra. Điều trị Có nhiều cách chữa viêm tai tùy theo tuổi của trẻ nhỏ, bệnh sử và loại nhiễm trùng. Nếu trẻ nhỏ khó chịu, bạn có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau như paracetamol. Nếu em không bị chảy mủ lỗ tai hay đã từng đặt ống trong tai, bác sĩ có thể cho một loại thuốc nhỏ tai để giảm đau. Bác sĩ có thể cho trẻ uống thuốc kháng sinh, nên uống cho hết thuốc để chắc chắn là đã hết nhiễm trùng. Nếu viêm tai do siêu vi, kháng sinh sẽ không làm trẻ hết bệnh nhanh hơn. Ngược lại dùng quá nhiều kháng sinh có thể tạo ra những vi trùng kháng thuốc rất nguy hiểm. Đặt ống trong tai: nếu trẻ nhỏ bị chất nhầy tích tụ sau màng nhĩ quá lâu khiến trẻ nghe không rõ, hoặc trẻ bị viêm tai rất nhiều lần, có thể bác sĩ sẽ đề nghị cho trẻ đặt ống trong tai. Bác sĩ Tai mũi họng sẽ rạch một đường nhỏ nơi màng nhĩ và đặt một ống nhỏ vào đó. Ống này làm chất nhầy sau màng nhĩ chảy ra ngoài và giúp thăng bằng áp suất giữa tai ngoài và tai giữa., trẻ sẽ nghe lại được ngay. Trong vòng khoảng 1 năm, ống này sẽ tự động rơi ra và màng nhĩ tự lành. Trong thời gian chờ đợi, nếu trẻ đi bơi, sẽ phải bịt tai lại bằng "ear plug" và tránh đừng cho nước vào tai khi tắm hay gội đầu. Vài trẻ vẫn tiếp tục bị viêm tai sau khi ống rơi ra, trường hợp này, trẻ sẽ phải đặt ống lại. Phòng ngừa Không cho trẻ đến gần các trẻ bệnh. Không cho đi nhà trẻ quá sớm. Giữ không cho trẻ hít khói thuốc. Tất cả mọi người trong nhà phải ngưng hút thuốc. Cho trẻ bú mẹ ít nhất là 6 tháng đầu. Trong sữa mẹ có nhiều kháng thể giúp trẻ chống bệnh. Cho trẻ ngồi cao lên khi bú bình. Đem trẻ đi chích ngừa đầy đủ. * Mời bạn vào đây chia sẻ... chuyện khó nói với các chị em

0 nhận xét:

Đăng nhận xét